728x90 AdSpace

Latest News

4 giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Bệnh Gút có mấy giai đoạn ?

Bệnh gút gồm có 4 giai đoạn các giai đoạn này được Hội Thấp Khớp học thế giới đưa ra trong Guidelines Mỹ năm 2012. Với mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau trong Guidelines cũng đề cập đến việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống giúp cho người mắc bệnh gút thoát khỏi sự đau đớn, kiểm soát được những cơn đau gút tấn công và ngăn ngừa sự tổn thương khớp.

Biểu hiện bệnh gút qua từng giai đoạn

Giải đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng

Trong giai đoạn này người mắc bệnh gút không có các triệu chứng biểu hiện nào của bệnh gút, tuy nhiên lượng acid uric trong máu luôn cao hơn 6.0mg/dL. Ở giai đoạn này việc điều trị bằng thuốc thực sự không cần thiết. Có rất nhiều trường hợp tăng acid uric máu nhiều năm sau đó mới bị cơn đau gút đâu tiên. Vì vậy lời khuyên cho giai đoạn này là nên tầm soát theo dõi chỉ số acid uric định kỳ và nếu phát hiện chỉ sổ acid uric máu tăng cao nên thực hiện chế độ ăn kiêng và cần thay đổi lối sống điều này sẽ giúp nguy cơ bị cơn gút cấp tấn công trong tương lại. Không phải tất cả những người tăng acid uric máu đều bị bệnh gút, nhưng đại đa số acid uric máu cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút.

Giai Đoạn 2: Sự tấn công của cơn gút cấp tính

Trong giai đoạn này đã có sự lắng đọng tinh thể tại các khớp và là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội biểu hiện đặc trưng nhất ở giai đoạn này đó là các khớp sưng to – khi sờ vào chỗ sưng cảm thấy nóng và đỏ lên xung quanh chỗ đau.

Cơn đau sẽ giảm xuống mà không cần phải điều trị, cơn đau có thế kéo dài tuy nhiên không quá từ 3- 10 ngày, Vì sao lại xuất hiện cơn đau đột ngột như thế. Cơn đau cấp xuất hiện thường đi kèm với nhiều yếu tố khác nhau. Trong lần bục phát này bạn cần phải sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau và phải có liệu trình sử dụng đúng.

Sau cơn đau đầu tiên trong những tháng kế tiếp có thể sẽ không còn cơn đau nào khác nữa thậm chí là vài năm, có những trường hợp hơn 10 năm sau mới bị tiếp cơn đau gút lần thứ 2. kể từ khi đau lần thứ 2 thì các cơn đau thường xuyên hơn. Vì thế thường xuyên theo dõi nồng độ acid uric trong máu và tiếp tục điều trị là rất quan trọng. Khuyên cáo người bệnh không nên coi thường trong giai đoạn này.Nếu kiểm soát tốt bệnh gút có thể được chữa khỏi.

Giai đoạn 3: Sự tổn thương khớp bởi các đợt gút cấp tính

Kế từ thời điểm xảy ra cơn gút cấp đầu tiên cho tới gian đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người, Ở giai đoạn này các đợt tấn công của gout không còn thường xuyên hầu như mất hẳn, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường, Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Các cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì acid uric ở mức 6.0 mg/dl

Giai đoạn 4: Gout mãn tính có tophi xuất hiện

Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Bây giờ nó trở thành viêm khớp gút mãn tính với những biểu hiện của sự phá hủy khớp, các tinh thế lắng đọng và bám chắt vào các khớp xương và sụn. chưa dừng lại ở đó , cấu trúc xương bị phá hủy quá trình viêm được kích hoạt, và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận cũng được bắt đầu tại thời điểm này. Trong giai đoạn này việc áp dụng liệu trình điều trị thích hợp đối với bệnh nhân sẽ ngăn chăn được sự phát triển của bệnh gút.

Về việc sử dụng thuốc Allopurinol : Tác dụng của thuốc là làm giảm sự hình thành urat/acid uric trong máu nhằm ngăn ngừa sự lắng gút gây lắng đọng urat/acid uric (như viêm khớp do gút, sạn urat ở da, sỏi thận) hoặc nguy cơ lâm sàng có thể dự đoán trước (như việc điều trị khối u ác tính có khả năng dẫn đến bệnh thận cấp do acid uric). Gút ở giai đoạn 3 có thể điều trị, tuy nhiên phác đồ điều trị cho bệnh nhân gút dựa trên nhiều yếu tố.
4 giai đoạn tiến triển của bệnh gút
  • Title : 4 giai đoạn tiến triển của bệnh gút
  • Posted by :
  • Date : 12:24 AM
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Top